Nhận biết dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng bị ảnh hưởng mạnh nhất vẫn là trẻ em. Các mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa để khắc phục kịp thời; giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và bắt kịp đà tăng trưởng.

Trước tiên các mẹ hãy cùng với Antibio Pro Vietnam điểm qua những nguyên nhân nào gây ra chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ đã nhé! 

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

  • Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cùng sức đề kháng chưa mạnh mẽ như người trưởng thành. Các tác nhân gây bệnh như nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút,...có trong môi trường và thức ăn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Thuốc kháng sinh cũng có thể là một nguyên nhân khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Kháng sinh có thể gây mất cân bằng sinh thái đường ruột vì chúng tiêu diệt cả những vi khuẩn có hại lẫn vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa.
  • Các bệnh từ đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản hay thậm chí là viêm họng cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của trẻ. Thói quen nuốt đờm (có chứa nhiều vi khuẩn) ở trẻ có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.
  • Chế độ ăn chưa hợp lý: Khi trẻ ăn nhiều những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như: đồ chiên nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, nước ngọt có ga,...cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Các mẹ cần kiểm soát chất và lượng thực phẩm của trẻ kỹ càng.
  • Tâm lý căng thẳng cũng ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của nhu động ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 

Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ tươi sống, thực phẩm bị ôi thiu, quá trình chế biến hoặc bảo quản không đảm bảo hoặc sử dụng nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Đây là những dấu hiệu để các mẹ nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. 

Nôn, ói

Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ hay gặp tình trạng nôn, ói. Đây là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa xảy ra nhờ phản ứng của cơ thể để đẩy thức ăn ra ngoài trong tình trạng cơ thể đang gặp bất ổn. Người trưởng thành khi bị rối loạn tiêu hóa ít khi gặp phải trường hợp này. 

Đi ngoài phân sống

Đi ngoài phân sống thường gặp ở trẻ do sự mất cân bằng sinh thái đường ruột. Một số tác động từ kháng sinh, thực phẩm  hoặc môi trường có thể tạo ra mất cân bằng sinh thái đường ruột dẫn đến sự gia tăng của các hại khuẩn. Điều này khiến cho trẻ bị đi ngoài phân sống, phân lỏng, phân lẫn chất nhầy, đầy bụng khó tiêu. 
 

dau-hieu-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-1

Táo bón kéo dài

Táo bón là một trong những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay gặp nhất. Cụ thể trẻ bị khó đi ngoài, 2 - 3 ngày mới đi một lần, phân khô cứng, căng chướng bụng,...Hậu quả của chứng táo bón kéo dài là khiến trẻ bị biếng ăn, chậm lớn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. 
Nguyên nhân chủ yếu của chứng táo bón là do khẩu phần ăn của trẻ thiếu vitamin và chất xơ, trẻ ăn quá nhiều đồ dầu mỡ hoặc đạm khó tiêu như thịt. 

Tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến tiêu chảy cấp (tình trạng tiêu chảy liên tục và kéo dài) gây nguy hiểm cho trẻ. Trẻ bị tiêu chảy cần phải được giải quyết kịp thời trước khi bị mất nước, mất chất điện giải nghiêm trọng; sốt hay thậm chí là tử vong.

dau-hieu-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-2

Căng tức bụng

Như đã đề cập, triệu chứng căng chướng bụng thường hay đi cùng những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa khác. Tuy nhiên đôi khi đây lại chính là dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể nhận biết khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi căng chướng bụng trẻ thường căng thẳng, quấy khóc và bỏ bữa. Các mẹ cần nhanh chóng nhận ra vấn đề và điều trị cho trẻ. 

Cách phòng tránh chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Chế độ ăn phù hợp rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nói chung và hệ tiêu hóa của trẻ nói riêng. Phụ huynh nên xây dựng chế độ ăn rõ ràng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Tốt nhất là nên nấu ăn ở nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như cân bằng dinh dưỡng. 
Những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ gồm có các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường hóa học, xúc xích, thịt nguội, đồ ăn nhanh,....Thay vào đó để giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh mẹ nên bổ sung cho bé những loại đạm dễ tiêu (cá, hải sản,...), rau củ, các loại ngũ cốc,...và ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn. 
Các mẹ cũng nên khuyến khích và nhắc nhở trẻ uống nhiều nước. Nước giúp tăng cường trao đổi chất, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và đào thải các chất cặn bã. 

Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học

Ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã cần phải được rèn luyện về thói quen ăn uống. Ăn đúng giờ, đúng bữa; không bỏ bữa hoặc ăn đồ ngọt vào quá khuya. Khi ăn nên ăn chậm nhai kỹ để đỡ tạo áp lực cho dạ dày. Trước khi ăn phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. 

Rèn luyện thể chất mỗi ngày

Rèn luyện thể dục thể thao không chỉ tăng cường sức đề kháng của trẻ mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, trẻ cũng thèm ăn hơn. Các bậc phụ huynh nên khuyến khích con trẻ vận động vui chơi lành mạnh hoặc tập một vài môn thể thao. Tuy nhiên cũng cần chú ý là không được vận động mạnh khi vừa mới ăn no để tránh bệnh đau dạ dày. 

Tạo tâm lý thoải mái, tránh gây áp lực cho trẻ. 

Tâm lý thoải mái giúp trẻ ăn ngon hơn cũng như các cơ nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Ngược lại khi trẻ căng thẳng thường chán ăn, đùn đẩy và quấy khóc. Chính vì vậy mà việc tạo không khí vui vẻ thoải mái cho trẻ trước và trong bữa ăn cũng cần được lưu tâm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Antibio Pro

Khỏe ruột để khỏe thân!
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ bổ sung lợi khuẩn Antibio Pro

L.VN.MKT.05.2021.1455

Bài viết có một số tham khảo truy xuất từ:

https://suckhoedoisong.vn/cac-roi-loan-tieu-hoa-o-tre-va-cach-xu-tri-n156609.html
https://vncdc.gov.vn/nhan-biet-cac-roi-loan-tieu-hoa-thuong-gap-o-tre-nd15382.html
https://thaythuocvietnam.vn/phong-tranh-roi-loan-tieu-hoa-va-nhung-dieu-cha-me-can-biet/